Chính quyền địa phương và trường học có ký túc xá dành cho sinh viên nhưng 75% du học sinh thuê trọ nhà dân hoặc ở các căn hộ cho thuê. Sau khi nhận được giấy báo nhập học hãy lập tức thu thập thông tin về nhà ở. Cách thu thập thông tin như sau:
① Bộ phận phụ trách du học sinh của trường
② Internet, báo chí
③ Các công ty bất động sản v.v. ở nơi mình muốn sống
Ký túc xá | Căn hộ cho thuê |
Ưu điểm
Nhược điểm
| Ưu điểm
Nhược điểm
|
Lời khuyên
Tiền nhà hàng tháng
Ký túc xá: 28,000 JPY(Nếu là trung tâm đào tạo tiếng Nhật Tokyo của Jasso)
Căn hộ cho thuê: Tiền thuê chênh nhau khá lớn phụ thuộc vào sự thuận tiện của nhà ga, khoảng cách từ các nhà ga và số năm xây dựng của căn hộ v.v. Ở các khu vực tỉnh lẻ có thể tìm được căn hộ với giá từ 30,000 ~ 40,000 JPY, nhưng ở Tokyo giá nằm trong khoảng 60,000 JPY.
Vứt rác: Ở Nhật quy định về vứt rác rất nghiêm khắc, nếu không tuân thủ sẽ gặp rắc rối với hàng xóm. Hãy phân loại rác và vứt vào địa điểm, thời gian quy định.
Người bảo lãnh liên đới là gì?
Ở Nhật, thông thường khi thuê nhà cần có “người bảo lãnh liên đới”. Nếu bạn không trả tiền nhà đúng hạn, làm hỏng các thiết bị trong phòng nhưng không đền tiền sửa chữa v.v. chủ nhà sẽ yêu cầu “người bảo lãnh liên đới” trả. Ví dụ: học sinh có ít người quen bên Nhật nên có cơ chế chấp nhận người bảo lãnh liên đới là những người làm trong trường học (cơ quan, giảng viên, nhân viên). Ngoài ra, cũng có trường hợp không cần “người bảo lãnh liên đới” tùy thuộc vào hợp đồng trả “phí bảo lãnh”.
* Đền bù thiệt hại về nhà ở cho du học sinh
Là chế độ được quản lý bởi Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản, nhằm chuẩn bị ứng phó cho trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn
mà không làm phiền tới người bảo lãnh. Hãy hỏi trường nơi bạn định nhập học hoặc đang theo học để biết xem có thể sử dụng chế độ này hay không.
Điểm quan trọng khi tìm nhà
① Tiền nhà, chi phí ban đầu?
② Khoảng cách và thời gian từ nhà tới trường?
③ Diện tích phòng, các trang thiết bị?
④ Sự tiện lợi của môi trường xung quanh (gần nhà ga, mua sắm dễ dàng không v.v.)?